Nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông cho học sinh, Trường tiểu học Tiên Cường, phối hợp với Đoàn Thanh niên xã Tiên Cường xây dựng mô hình “Cổng trường An toàn giao thông”. Đến nay Mô hình “Cổng trường ATGT” hoạt động có hiệu quả. Đây là mô hình nhằm giúp học sinh, phụ huynh, cán bộ giáo viên hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tham gia giao thông, không những vậy, qua việc làm trên đã góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến với phụ huynh học sinh và người dân hiểu và thực hiện nghiêm túc hơn khi tham gia giao thông.
Trường tiểu học Tiên Cường nằm ở khu vực đường có nhiều phương tiện qua lại, giao thông phức tạp. Tình hình trật tự an toàn giao thông trước cổng trường học luôn là nỗi lo lắng, trăn trở của nhà trường. Đảo bảm an ninh trật tự và an toàn giao thông trước và sau khi tan học cần sự phối hợp chặt chẽ và đồng thuận từ phía nhà trường, gia đình và ý thức, văn hóa khi tham gia giao thông của các em học sinh, các bậc phụ huynh học sinh.
Ảnh: Phụ huynh đón học sinh trước cổng trường
Trước đây, vào mỗi đầu giờ sáng hoặc cuối buổi tan học, cảnh chen lấn, ùn tắc giao thông trước cổng trường Tiểu học Tiên Cường thường xuyên sảy ra. Nguyên nhân là do học sinh của trường còn nhỏ, một số phụ huynh ý thức về ATGT còn chưa cao, các phương tiện đưa đón học sinh lại rất đông; trường có tuyến đường để phụ huynh đứng chờ đón con nhưng chật hẹp. Theo đó, ngay từ đầu mỗi năm học, nhà trường thành lập đội xung kích, đội măng non, đội cờ đỏ để làm nhiệm vụ phối hợp, giữ gìn trật tự ATGT khu vực cổng trường; xây dựng kế hoạch hoạt động của đội thanh niên xung kích ATGT; tích cực tuyên truyền, giáo dục về Luật Giao thông đường bộ đến giáo viên, học sinh; phối hợp với gia đình, chính quyền và Đoàn Thanh niên xã Tiên Cường và lực lượng CA xã... tăng cường kiểm tra, quản lý, nhắc nhở và xử lý kịp thời những học sinh cố tình vi phạm. Mặt khác, để duy trì hiệu quả hoạt động của đội thanh niên xung kích ATGT, Nhà trường lấy ban hoạt động ngoài giờ làm nòng cốt trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoạt động của toàn Đội. Hàng tuần, thông qua các buổi chào cờ, ngoại khóa, các tiết học giáo dục kỹ năng sống lồng ghép tuyên truyền cho học sinh chấp hành nghiêm túc Luật Giao thông đường.
Sau khi triển khai mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” thì cảnh tượng ùn tắc giao thông trước cổng trường đã được cải thiện đáng kể, phụ huynh đã nâng cao ý thức về trật tự ATGT. Để có được kết quả trên, phải kể đến sự vào cuộc của chính quyền địa phương và Ban giám hiệu nhà trường. Trường đã kẻ vạch, chia ô vị trí bên đường trước cổng trường; phân công giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn dạy tiết cuối buổi học tổ chức hướng dẫn học sinh xếp thành 2 hàng, khi tan học đi theo 2 hướng đường của cổng trường. Các đoàn viên thanh niên trong đội xung kích thanh niên tình nguyện của xã, công an xã Tiên Cường đã đều đặn thay phiên nhau hàng ngày để tuyên truyền, nhắc nhở, hướng dẫn các em học sinh đi theo hàng; hướng dẫn, nhắc nhở phụ huynh đứng đón con đúng nơi quy định.
Với mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” của trường tiểu học Tiên Cường đã hoạt động có hiệu quả, từng bước được nâng cao nhận thức về chấp hành an toàn giao thông cho học sinh của nhà trường. Đội thanh niên xung kích an toàn giao thông trường và đoàn thanh niên xã là lực lượng nòng cốt từ các chi đoàn, những hạt nhân tích cực trong việc thực hiện tốt an toàn giao thông. Ngoài việc học tập, các thành viên trong đội còn có một nhiệm vụ quan trọng đó là giữ gìn trật tự an toàn giao thông khu vực trước cổng trường, hướng dẫn cho các học sinh duy chuyển theo hàng lối, không tụ tập, đùa nghịch nơi cổng trường.
Đến nay khu vực trước cổng Trường tiểu học Tiên Cường đã không còn cảnh phụ huynh, học sinh chen lấn, dàn hàng ngang, chờ nhau làm mất trật tự giao thông., nhắc nhở phụ huynh, học sinh không tụ, đỗ xe trước cổng trường, không dàn hàng hai, hàng ba gây cản trở giao thông; đồng thời giúp đỡ, tạo điều kiện cho những người tham gia giao thông lưu thông thuận lợi.
Sau 2 tuần triển khai mô hình thì những hiện tượng như ùn tắc, lộn xộn diễn ra trước cổng trường đã không còn. Mô hình đã tác động vào ý thức của 3 đối tượng đó là nhà trường, phụ huynh và học sinh khi tham gia, chấp hành luật lệ giao thông”. Bên cạnh đó, nhà trường đã phối hợp với đoàn thanh niên, ban công an xã để tuyên truyền về Luật lệ ATGT cho học sinh; tổ chức nhiều hình thức thông qua hình thức sân khấu hóa, các hoạt động ngoại khóa, qua môn học, hàng năm của nhà trường. Hiệu quả của mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” đã góp phần nâng cao ý thức, văn hóa giao thông trong học sinh và cộng đồng dân cư, do vậy mô hình này rất cần được nhân rộng và duy trì trong các năm học tiếp theo.